Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân

Mùa Đông - Xuân là thời điểm thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo phòng chống dịch hạch

Chủ động phòng, chống bệnh dịch hạch

Phòng chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học

6 khuyến cáo phòng, chống bệnh đau mắt đỏ

Khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Thời điểm này, ở nước ta đang bước vào mùa Đông Xuân, khí hậu mùa này thường thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển như sởi, rubella, cúm mùa, cúm gia cầm (cúm A/H1N1; cúm A/H5N1...); bệnh tiêu chảy cấp; bệnh tay chân miệng; đặc biệt là về những bệnh nguy hiểm trên thế giới không thể loại trừ khả năng có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam (cúm A/H7N9; MERS-CoV; sốt xuất huyết do virus Ebola...). Trước tình hình này, ngày 26/11/2014, tại Hà Nội, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức tập huấn truyền thông nhằm phòng chống dịch bệnh.

Nội dung buổi Tập huấn bao gồm: Tổng quan về các dịch bệnh mùa Đông Xuân; Phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp; Phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Đây là những vấn đề cơ bản về các loại bệnh thường xảy ra trong mùa Đông Xuân.

Qua đó, sẽ giúp cho các phóng viên truyền thông báo chí có góc nhìn đầy đủ phiến diện hơn về các loại bệnh dịch mùa Đông Xuân cũng như về đặc điểm, nguyên nhân, đường lây bệnh, cách phòng chống và khuyến cáo của Bộ Y tế đối với từng loại bệnh dịch cụ thể trong mùa Đông Xuân.

Ông Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khẳng định vai trò của công tác truyền thông trong phòng chống dịch bệnh. Ông Bắc đề nghị các cơ quan truyền thông báo chí phối hợp cùng với Cục Y tế Dự phòng chuyển tải những thông điệp cần thiết của buổi Tập huấn tới cộng đồng để cộng đồng có thể tự bảo vệ nâng cao sức khỏe, đáp ứng phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi trong tình hình hiện nay.

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, thời điểm từ tháng 8 - 11 thường ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết cao nhất trong năm. Tuy nhiên hiện nay số mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm mạnh ở cả 4 khu vực so với cùng kỳ năm 2013.
Số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng của cả nước giảm so với năm 2013, tuy nhiên có gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. Các bệnh truyền nhiễm khác ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, không ghi nhận ổ dịch tập trung. 
T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin